^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Đại Bội Giáo và một Giáo Hội giả dự đoán trong Tân Ước và trong các lời Tiên tri Công Giáo
Gioan Phaolô II trong một buổi cầu nguyện hổ lốn với lãnh đạo các tôn giáo giả dối khác nhau tại Assisi vào năm 1986 - Hoạt động “đại kết” này luôn bị Giáo Hội Công Giáo lên án, mà cụ thể như là sự chối bỏ hoàn toàn Đức tin Công Giáo bởi Giáo Hoàng Piô XI năm 1928. Đây là một cuộc cách mạng chống lại Đức tin - một Tin Mừng mới. Chuyện gì đang xảy ra? Xin hãy đọc cuốn sách này để hiểu thêm.
Trong Tin Mừng, Chúa chúng ta Giêsu Kitô tiên đoán rằng trong những ngày cuối, Đức tin chân thật sẽ khó mà được tìm thấy trên mặt đất. Người nói với chúng ta rằng ở “nơi thánh” sẽ có “Đồ Ghê Tởm Khốc Hại” (Mt. 24:15), và một sự lừa dối sâu sắc đến nỗi, nếu có thể, ngay cả những người được tuyển chọn cũng sẽ bị gạt (Mt. 24:24).
Năm 1903, Giáo Hoàng Thánh Piô X nghĩ rằng ông có thể đang nhìn thấy sự khởi đầu của các tai ương, mà sẽ diễn ra trọn vẹn trong những ngày cuối.
Giáo hoàng Thánh Piô X
Tân Ước cho chúng ta biết rằng sự lừa dối này sẽ xảy ra ngay trong chính trung tâm cơ cấu Giáo Hội, trong “Đền Thờ Thiên Chúa” (2 Tx. 2:4) và ở “nơi thánh” (Mt. 24:15). Điều đáng buồn này sẽ phát sanh bởi con người không đón nhận lòng mến sự thật (2 Tx. 2:10).
Trong 2 Tx. 2, Thánh Phaolô nói về những ngày cuối đặc trưng bởi một cuộc bội đạo vĩ đại tồi tệ hơn bao giờ hết - thậm chí tồi tệ hơn những gì đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng Ariô thế kỷ thứ 4, thời điểm mà chỉ một linh mục Công Giáo đích thực cũng khó mà tìm thấy.
Cha William Jurgens: “Tại một thời điểm trong lịch sử Giáo Hội, chỉ vài năm trước khi Grêgôriô [Nazianz] bắt đầu rao giảng (A.D. 380), có lẽ số lượng các giám mục Công Giáo sở hữu các giáo toà, tương phản với số lượng các giám mục Ariô sở hữu các giáo toà, cỡ chừng 1% đến 3% tổng số. Nếu giáo lý được quyết định bởi đám đông, ngày nay tất cả chúng ta đã thành kẻ chối bỏ Chúa Kitô và chống đối Chúa Thánh Thần.”[2]
Cha William Jurgens: “Trong thời của Hoàng đế Valens (thế kỷ thứ 4), Basiliô dường như là giám mục chính thống duy nhất khắp phương Đông thành công trong việc kiểm soát giáo toà của mình... Nếu sự việc này không có tầm quan trọng khác cho con người hiện đại, một kiến thức về lịch sử của lạc giáo Ariô nên ít nhất chứng minh Giáo Hội Công Giáo không mảy may bận tâm đến mức phổ biến hay số lượng trong việc định hình và bảo toàn giáo lý: nếu không chúng ta nên đã phải từ bỏ từ lâu Basiliô và Hilary và Athanasiô và Liberiô và Ossiô và gọi mình theo tên Ariô.”[3]
Thánh Grêgôriô Nazianz (A.D. 380), Chống lại lạc thuyết Ariô: “Ở đâu những ai chửi mắng chúng tôi vì nghèo khó và tự hào vì giàu sang? Những ai định nghĩa Giáo Hội bằng con số và khinh miệt đàn chiên nhỏ?”[4]
Nếu cuộc khủng hoảng Ariô - chỉ là khúc dạo đầu cho Đại Bội Giáo – kinh hoàng đến thế, thì Đại Bội Giáo như báo trước bởi Thiên Chúa và Thánh Phaolô sẽ kinh hoàng đến chừng nào?
Thánh Phaolô nói thêm rằng cuộc bội giáo này sẽ dẫn đến một kẻ ngồi trong đền thờ Thiên Chúa và “tự xưng mình là Thiên Chúa.” Về sau trong cuốn sách, chúng tôi chứng minh đây chính xác là những gì đã xảy ra với một kẻ, cũng ngồi trong Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, tuyên bố hắn ta và mọi người đều là Thiên Chúa.
Cha Herman Kramer là một linh mục Công Giáo đã dành 30 năm nghiên cứu và viết một cuốn sách về Ngày Mạt thế. Ông đã viết những điều sau đây trong sách của mình về lời tiên tri của Thánh Phaolô liên quan đến Kẻ thù Chúa Giêsu ngồi trong đền thờ Thiên Chúa.
Chú ý cha Kramer nói rằng “Đền Thờ Thiên Chúa” có thể ám chỉ Vương cung thánh đường Thánh Phêrô ở Rôma.
Bách khoa toàn thư Công Giáo về “tên Phản Kitô” chỉ ra Thánh Bernard tin kẻ này sẽ là một nguỵ giáo hoàng:
Chân phước Joachim (mất năm 1202): “Vào ngày cuối cùng của thế giới, tên Phản Kitô sẽ lật đổ Giáo Hoàng và chiếm đoạt giáo toà của người.”[9]
Nhưng dẫu có tin hay không việc tên Phản Kitô là một nguỵ giáo hoàng, việc thế lực tên Phản Kitô chiếm cứ Rôma trong những ngày cuối chắc chắn đã được tiên đoán. Ngày 19 tháng 9 năm 1846, Đức Mẹ La Salette đã tiên đoán rằng Rôma sẽ mất Đức Tin và trở thành ngai tên Phản Kitô trong những ngày cuối của cuộc bội đạo khỏi đức tin Công Giáo chân thật.
Lời tiên tri khó tin này trùng khớp với những gì được tiên đoán trong Thánh Kinh (Khải Huyền 17 và 18), dự đoán rằng thành phố với bảy ngọn đồi (Rôma) sẽ trở thành một con điếm (một hiền thê giả của Chúa Kitô), và sẽ phạm tội gian dâm tinh thần (thờ ngẫu tượng) và giẫm lên máu của các thánh (đại kết giả dối). Con điếm khét tiếng được tiên đoán trong Kinh Thánh không phải là Giáo Hội Công Giáo; đó là một Giáo Hội giả mạo, một giáo phái bội giáo, trá hình được dựng lên trong những ngày cuối cùng để lừa dối tín hữu và làm lu mờ Giáo Hội chân thật đã bị giảm xuống chỉ còn một tàn dư. Trong cuốn sách này, chúng tôi sẽ đưa ra những bằng chứng áp đảo, không thể phủ nhận, không thể chối cãi, căn cứ trên giáo lý và sự thật để chứng minh rằng “Giáo Hội” đã phát sinh sau Công đồng Vaticanô II (1962-1965) không phải là Giáo Hội Công Giáo, mà là một Giáo Hội đối lập giả trá chối bỏ đến ngay cả những giáo huấn cơ bản nhất của Giáo Hội Công Giáo.
Chúng tôi sẽ chứng minh những kẻ áp đặt tôn giáo mới Vaticanô II và Tân Thánh lễ hoàn toàn không phải là người Công Giáo, mà là những kẻ lạc giáo công khai rao giảng một tôn giáo mới.
Thật vậy, bất kỳ nghi ngờ nào về tính xác thực trong thông điệp của Đức Mẹ La Salette sẽ bị xóa bỏ bởi việc kiểm tra cẩn thận các bằng chứng trong cuốn sách này. Trong số những lạc giáo khác, cuốn sách này sẽ chứng minh Vaticanô hiện tại dạy rằng người Do Thái hoàn toàn tự do chối bỏ Chúa Giêsu Kitô.
Điều này có thể làm bất ngờ một số người, nhưng đây là sự thật. Không cần phải xem xét hết tất cả những bội giáo khác mà chúng tôi sẽ đề cập đến, thực tế này đủ để chứng minh rằng lời tiên đoán của Đức Mẹ đã thành sự thật: Rôma (không phải Giáo Hội Công Giáo) đã mất Đức tin (thay thế bởi một giáo phái phi Công Giáo, giả mạo) và trở thành ngai tên Phản Kitô.
Vào cuối năm 2001, Ủy Ban Thánh Kinh Tông Toà đã phát hành một cuốn sách với tựa đề Người Do Thái và Thánh Kinh trong Kinh Thánh Kitô Giáo. Cuốn sách lập luận rằng việc người Do Thái tiếp tục chờ đợi Đấng Mêsia là thoả đáng và được biện minh bởi Cựu Ước. “Việc chờ đợi Đấng Mêsia được biện minh bởi Cựu Ước,” người phát ngôn Toà thánh Joaquin Navarro-Valls giải thích, “và nếu Cựu Ước giữ giá trị của riêng nó, thì điều này cũng giữ giá trị ấy. Cuốn sách nói rằng anh em không thể cứ việc nói tất cả người Do Thái sai và chúng ta đúng.” Khi được các phóng viên hỏi liệu phát biểu của ông có thể bị trích dẫn để gợi ý rằng Đấng Mêsia có thể không thực sự đã đến, Navarro-Valls trả lời, “Điều đó có nghĩa là một người Công Giáo sẽ sai khi chờ đợi Đấng Mêsia, nhưng không sai đối với người Do Thái.” Việc này chứng minh Vatican giờ đây cho rằng người Do Thái có thể hoàn toàn tự do chối bỏ Chúa Giêsu; đây là giáo huấn chính thức của các “giáo hoàng” Vaticanô II.
Rôma đã mất Đức Tin và trở thành ngai tên Phản Kitô.
Nhưng điều này đã xảy ra như thế nào, và người Công Giáo nên phải làm gì? Cuốn sách này sẽ cố gắng trả lời chi tiết cả hai câu hỏi trên.
Chú thích cuối Chương 1:
[1] The Papal Encyclicals, bởi Claudia Carlen, Raleigh: The Pierian Press, 1990, Quyển 3 (1903-1939), tr. 6.
[2] William Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Collegeville, MN: The Liturgical Press, Quyển 2, tr. 39.
[3] William Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Quyển 2, tr. 3.
[4] William Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Quyển 2, tr. 33.
[5] Yves Dupont, Catholic Prophecy bởi Yves Dupont, Rockford, IL: Tan Books, 1973, tr. 30.
[6] Fr. Herman Kramer, The Book of Destiny, Tan Books, 1975, tr. 321.
[7] The Papal Encyclicals, Quyển 3 (1903-1939), tr. 351.
[8] The Catholic Encyclopedia, Quyển 1, “Antichrist,” Robert Appleton Co. 1907, tr. 561.
[9] Rev. Culleton, The Reign of Antichrist, Tan Books, 1974, tr. 130.
Bài Viết Liên Quan